(Đăng lúc: 26/11/2012 12:00:00 AM)
Fanpage Tỉnh đoàn Quảng Ngãi
.
In bài  
Nghề Y tá - Người chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ngày nay, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao do mức sống ngày càng tăng và việc xuất hiện nhiều nhân tố gây nên bệnh tật. Chính vì vậy, ngày nay các bệnh viện, cơ sở y tế đang tiến hành mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ được nhiều hơn nhu cầu đó. Việc mở rộng này cũng nằm trong chiến lược nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ y tế này cũng là một yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy, lĩnh vực y tế luôn cần một nguồn nhân lực nhiều, có chất lượng. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về đội ngũ y tá.

Nghề y tá là gì?

Y tá là một ngành chuyên nghiệp với nhiều trách nhiệm nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống y tế. Y tá hợp tác cùng những chuyên viên y tế khác để chăm sóc, chữa trị, nhắc nhở và bảo đảm an toàn cho người bệnh trong nhiều hoàn cảnh - từ cấp cứu đến hồi phục, từ tư gia đến nhà thương và trong nhiều lãnh vực y khoa khác nhau - từ chuyên khoa đến y tế công cộng.

Công việc của một y tá:

- Chăm sóc bệnh nhân, cung cấp kiến thức cho bệnh nhân và cộng đồng về những điều kiện y khoa khác nhau đồng thời tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho gia đình bệnh nhân.

- Các y tá lưu lại hồ sơ bệnh án, triệu chứng của bệnh nhân, hỗ trợ thực hiện kiểm tra chẩn đoán, phân tích kết quả, vận hành máy móc y khoa, giám sát việc điều trị và thuốc men, giúp bệnh nhân mới hồi phục hoặc chậm hồi phục.

- Chỉ dẫn cho bệnh nhân và người nhà của họ biết cách dưỡng bệnh hay chăm sóc vết thương, bao gồm những chăm sóc cần thiết tại nhà sau điều trị, chế độ dinh dưỡng, chương trình luyện tập, việc tự uống thuốc theo đơn và phương pháp điều trị vật lý.

- Ghi chép và cập nhật thay đổi bệnh lý, giúp xét nghiệm, thử nghiệm, sử dụng máy móc công cụ y tế.

- Một số y tá được huấn luyện để chuẩn bị tâm lý cho thân nhân gia đình bệnh nhân mắc bệnh đặc biệt nghiêm trọng.

- Y tá làm việc trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng cung cấp kiến thức cho cộng đồng về những dấu hiệu, triệu chứng mắc bệnh và nơi họ có thể được giúp đỡ. Y tá cũng có thể tổ chức các chương trình chiếu phim về sức khỏe, thành lập các trung tâm tiêm phòng, hiến máu, và hội thảo cộng đồng về những căn bệnh khác nhau.

- Y tá có thể chuyên về một hay nhiều chuyên môn trong việc chăm sóc bệnh nhân. Ngành chuyên môn phổ biến nhất có thể căn bản được chia làm 3 loại theo điều kiện làm việc hay phương pháp điều trị: bệnh nhẹ, bệnh về từng bộ phận hay cả cơ thể, hay là dân số. Tùy theo sở thích cá nhân và nhu cầu tuyển dụng, y tá có thể kết hợp nhiều chuyên ngành với nhau, ví dụ như ung thư nhi hay cấp cứu bệnh nhân tim mạch.

Điều kiện làm việc

Hầu hết các y tá đều làm việc ở những trung tâm chăm sóc sức khỏe sạch sẽ, tiện nghi. Y tá tại nhà và y tá chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể đến nhà bệnh nhân, trường học, trung tâm cộng đồng, và những nơi khác. Họ đứng và đi lại rất nhiều trong khi làm việc. Bệnh nhân điều trị ở bệnh viện và trung tâm y tế cần phải được chăm sóc 24/24, do vậy, y tá làm việc tại những nơi này đôi khi phải làm việc cả vào buổi tối, cuối tuần và ngày lễ. Y tá cũng cần phải có mặt ngay khi cần thiết. Y tá làm việc trong văn phòng có thể làm việc giờ hành chính.

Công việc y tá có những rủi ro nhất định, đặc biệt là trong bệnh viện, trung tâm y tế, nơi chăm sóc cho những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Phải tuân theo những quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt để bảo vệ mình khỏi những căn bệnh và những mối nguy hiểm khác như từ phóng xạ, kim tiêm, hóa chất trong điều trị, gây mê. Thêm vào đó, y tá khả năng bị chấn thương ở lưng trong quá trình di chuyển bệnh nhân, bị điện giật trong quá trình sử dụng thiết bị điều trị, và gặp nguy hiểm từ khí nén. Ngoài ra, y tá điều trị cho những bệnh nhân bệnh trầm trọng có thể phải chịu đựng sức ép tâm lý khi đối mặt với cảnh gia đình của bệnh nhân đang đau khổ.

Phẩm chất cần thiết của một y tá

- Y đức và tinh thần trách nhiệm cao vì công việc liên quan đến sinh mạng của bệnh nhân, bất kì một sai lầm nào cũng để lại hậu quả khó lường.

- Phải có kiến thức y học tổng quát vì vậy cần có thói quen đọc tài liệu chuyên ngành: Dược và các sản phẩm ngành dược ra đời liên tục, thay tên, thêm bớt thành phần; các ứng dụng kỹ thuật mới như nội soi lazer, phác đồ điều trị mới, kết quả nghiên cứu mới…

- Y tá có thể tiến lên vị trí trợ lý y tá trưởng hay y tá trưởng, và trợ lý giám đốc, giám đốc và phó chủ tịch. Vị trí quản trị ngày càng đòi hỏi bằng tốt nghiệp hay bằng cao học về quản trị dịch vụ sức khỏe và y tế. Ngoài ra, cũng cần phải có khả năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán và có óc suy xét.

Học nghề y tá ở đâu

Các trường ĐH đào tạo ngành y tá (hệ đại học và hệ trung cấp):

- ĐH Y Hà Nội, địa chỉ: 01 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội

- ĐH Y Dược Huế, địa chỉ: 06 Ngô Quyền – TP.Huế

- Khoa Y Dược - ĐH Đà Nẵng, địa chỉ: 41 Lê Duẩn - TP.Đà Nẵng

- ĐH Y Dược TP.HCM, địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5, TP.HCM

- Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận, địa chỉ: 274 Nguyễn Hội,  TP. Phan Thiết

Xem tin theo ngày tháng:
ÂM NHẠC
LIÊN KẾT WEB
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
17,577,192
Đang trực tuyến:
130
Tin xem nhiều