(Đăng lúc: 27/02/2023 10:06:11 AM)
Fanpage Tỉnh đoàn Quảng Ngãi
.
In bài  
Bình Sơn: Tổ chức Hành trình về địa chỉ đỏ và Lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và chương trình “Vì Một Việt Nam xanh”
Sáng ngày 26/2, Huyện đoàn Bình Sơn tổ chức Hành trình về địa chỉ đỏ và Lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và hưởng ứng chương trình “Vì Một Việt Nam xanh” tại Di tích lịch sử cấp tỉnh Mộ ông Trần Công Hiến, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn.

 

Hành trình về địa chỉ đỏ Mộ ông Trần Công Hiến (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn).

Dự chương trình có đồng chí Lê Nguyễn Thanh Tùng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy; đồng chí Huỳnh Duy Việt, Chủ tịch Hội Tù yêu nước huyện nguyên UVBTV Huyện ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Võ Văn Thành, Ủy viên BCH Tỉnh đoàn, Huyện ủy viên, Bí thư Huyện đoàn; đồng chí Ngô Đào Giang, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao huyện; cùng các đồng chí là lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Bình Dương; hơn 150 đoàn viên, thanh niên, đội viên và hội viên Hội Tù yêu nước huyện.

 

Đại biểu dâng hương Mộ ông Trần Công Hiến.

Tại chương trình các đại biểu và đoàn viên thanh niên, hội viên Tù yêu nước đã dâng hương Mộ ông Trần Công Hiến và tìm hiểu về lịch sử ông Trần Công Hiến.

Ông Trần Công Hiến, chưa rõ năm sinh, người làng Vạn An, nay thuộc xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1983, Trần Công Hiến gia nhập lực lượng Nguyễn Ánh, lập được nhiều chiến công nên nhanh chóng được thăng lên chức Tổng nhung cai cơ. Năm Gia Long thứ nhất (1802), Trần Công Hiến được phong làm Trấn thủ Hải Dương, đến năm 1803, kiêm chức Khâm sai Chưởng cơ. Vào cuối đời, ông được phong tước Ân Quang hầu.

 

Di tích lịch sử cấp tỉnh Mộ ông Trần Công Hiến tại thôn Mỹ Huệ 1, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn.

Ông là người có công dẹp yên giặc cướp quấy phá vùng ven biển, giữ yên một vùng biên trấn và huy động nhân lực đắp đê lấn biển, ổn định đời sống cho nhân dân khi ông làm Trấn thủ tỉnh Hải Dương, nên dân gian thường gọi một cách tôn kính là “Ông Lấp Biển".

Tháng chạp năm Bính Tý 1817, Trần Công Hiến qua đời tại trấn sở tỉnh Hải Dương. Di hài của ông được đưa về Quảng Ngãi và an táng tại quê mẹ là làng Mỹ Huệ, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi. Di tích Mộ ông Trần Công Hiến được UBND tỉnh Quyết định công nhận bảo vệ. Người dân gọi mộ ông là "Mộ Ông Lấp Biển" để tỏ lòng kính trọng và ghi nhớ công lao đắp đê lấn biển của ông.

Tại hành trình, các đại biểu và đoàn viên, thanh niên đã thực hiện ra trồng hơn 800 cây xanh các loại, gồm chuỗi ngọc, bẹ trắng, lộc vừng, phượng vĩ… trong khuôn viên di tích Mộ ông Trần Công Hiến.

 

Đoàn viên, thanh thiếu nhi và đại biểu trồng cây hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và chương trình “Vì Một Việt Nam xanh”.

Qua chương trình, đã giáo dục truyền thống cách mạng cho đội viên, đoàn viên, thanh niên. Đồng thời, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong tham gia, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vì một Việt Nam xanh, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp, chúng tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

 

Hồng Sen
Xem tin theo ngày tháng:
ÂM NHẠC
LIÊN KẾT WEB
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
17,563,753
Đang trực tuyến:
242
Tin xem nhiều